Trong gia đình, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Dù tranh luận có thể giúp cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn, nhưng khi nóng giận, nhiều người có thể phát ngôn gây tổn thương cho bạn đời và con cái. Trong lúc nóng giận, cha mẹ nói những điều này sẽ làm tổn thương, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ.
Tham khảo thêm: Cách yêu con của cha và mẹ khác nhau như thế nào?
Có những bậc phụ huynh thậm chí thường xuyên cãi vã, ẩu đả trước mặt con cái. Việc này không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của các bé mà còn có thể hình thành những thói quen và tính cách không mong muốn trong tương lai của chúng.
Do đó, lời khuyên là cha mẹ không nên cãi nhau trước mặt con cái, mà nên chọn không gian riêng tư chỉ có hai người để giải quyết mâu thuẫn. Dưới đây là một số câu nói mà dù có giận nhau đến đâu, cha mẹ cũng nên tránh để không gây tổn thương cho con cái.
1. Đổ lỗi cho con khi bố mẹ mâu thuẫn
Nhiều người có xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác khi gặp phải sự cố để giảm cảm giác tội lỗi hoặc tránh bị chỉ trích. Tuy nhiên, khi gặp vấn đề, việc đầu tiên là nên tự kiểm điểm bản thân. Có những bậc phụ huynh khi xảy ra mâu thuẫn thường đổ lỗi cho con cái, cho rằng chính vì các con mà họ mới hành động như vậy.
Dù mâu thuẫn giữa hai vợ chồng là gì, tuyệt đối không nên lôi con cái vào vấn đề. Khi các con nghe thấy những lời đổ lỗi như vậy, chúng sẽ cảm thấy tổn thương và buồn bã vì nghĩ rằng mình là nguyên nhân gây ra sự xung đột giữa bố mẹ.
Tình trạng này diễn ra ở nhiều gia đình và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như một số trẻ em có thể bỏ đi hoặc tìm đến cái chết vì cảm thấy mình là nguyên nhân chính của sự xung đột. Vì vậy, dù có tình huống thế nào, người lớn nên tự giải quyết mâu thuẫn với nhau và tránh chỉ trích nhau trước mặt con cái.
2. Trách móc vì phải nuôi con nên bố mẹ mới nghèo
Việc nuôi dạy và chăm sóc con cái quả thực tốn kém, và nhiều khi chi phí vượt quá khả năng tài chính của bố mẹ. Tuy nhiên, việc sinh con là sự lựa chọn của mỗi người và đứa trẻ không có quyền quyết định vấn đề này, vì vậy không nên đổ lỗi cho chúng. Trẻ em cần được yêu thương, không phải là nơi để bố mẹ trút giận.
Các khoản chi tiêu cho con cái là cần thiết và việc quản lý tài chính hợp lý sẽ tốt hơn nhiều so với việc chỉ ngồi than phiền. Nếu trẻ nghe thấy những lời phàn nàn về chi phí, chúng có thể cảm thấy buồn vì nghĩ rằng sự tồn tại của mình là gánh nặng cho bố mẹ.
Tuy nhiên, bạn và người bạn đời hoàn toàn có thể thảo luận về tài chính trước mặt con, giải thích cho con hiểu rằng bố mẹ đã vất vả kiếm tiền và cân đối chi tiêu để đảm bảo cuộc sống. Điều quan trọng là phải trình bày vấn đề này một cách tích cực và phù hợp với độ tuổi của con, không kêu ca hay đổ lỗi cho con cái.
Khi con lớn hơn, bạn có thể cho trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện về tài chính trong gia đình. Điều này giúp con học cách tiết kiệm tiền và quản lý chi tiêu một cách hợp lý dưới sự hướng dẫn của bố mẹ.
3. Đổ lỗi con hư là tại người kia.
Để trở thành một ông bố, bà mẹ tốt là một hành trình dài đòi hỏi sự rèn luyện và học hỏi liên tục. Không ai trong chúng ta là hoàn hảo, và việc nuôi dạy con cái càng thêm thử thách. Trong xã hội hiện đại, các bậc phụ huynh phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ việc giáo dục con cái mà không dùng đến đòn roi, đến việc đảm bảo con không sa vào những cạm bẫy trong cuộc sống.
Khi con cãi lời hoặc xảy ra những sự cố không mong muốn, việc bị chỉ trích là không biết dạy con có thể khiến bố mẹ cảm thấy rất đau khổ. Khi những lời chỉ trích này được nói trước mặt con cái, trẻ có thể nghĩ rằng chúng là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa bố mẹ và có thể hành xử càng tiêu cực hơn, thay vì lắng nghe và cải thiện hành vi của mình.
Trẻ em học hỏi rất nhanh từ cách cư xử của bố mẹ, và hành vi của người lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến tính cách của trẻ. Vì vậy, hãy cố gắng làm gương cho con bằng cách tránh những lời chỉ trích, mỉa mai hoặc đổ lỗi. Những hành động và lời nói này không chỉ làm tổn thương người bạn đời mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý và cảm xúc của trẻ.
Tham khảo thêm:Người vợ thông minh tránh 5 kiểu nói chuyện dễ gây vợ chồng cãi vã bất hòa.
4. Chửi thề, mỉa mai nhau
Khi bực tức, nhiều người có xu hướng dùng những lời lẽ khó nghe nhằm khiến đối phương cảm thấy khó chịu. Mặc dù việc này có thể giúp bạn cảm thấy phần nào giải tỏa được stress và giảm bực bội, nhưng nó không giúp ích gì cho trẻ em.
Theo các nhà tâm lý học, việc chửi thề, mỉa mai hay sử dụng những từ ngữ miệt thị không chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn mà còn không giải quyết được vấn đề. Trẻ em rất nhạy cảm và dễ dàng nhận ra khi bố mẹ cãi nhau. Chúng có thể nghĩ rằng đây là cách người lớn giao tiếp và vì vậy, có thể học theo.
Trẻ em có xu hướng bắt chước hành vi và lời nói của bố mẹ, đặc biệt là trong các tình huống mâu thuẫn. Do đó, đừng ngạc nhiên nếu một ngày nào đó, khi tranh cãi với bạn bè hoặc anh chị em, trẻ cũng sử dụng những câu nói tương tự. Trẻ học rất nhanh và những từ ngữ này có thể dễ dàng in sâu vào tâm trí và chờ cơ hội được thể hiện.
Vì vậy, dù có giận dữ đến đâu, bố mẹ nên đặt ra nguyên tắc “Tuyệt đối không cãi nhau trước mặt các con” để tránh những hậu quả lâu dài.
Tham khảo thêm: 3 dấu hiệu đáng buồn cho thấy gia đình không ổn định, sa sút dễ tan vỡ.
Cha mẹ yêu con.com ” kiến thức nuôi dạy giáo dục trẻ, phát triển toàn diện cho con”.