Trẻ mắc cúm mùa có nguy hiểm không, khi nào cần đến bệnh viện.

Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus, thuật ngữ chung cho cơn sốt bắt nguồn từ các bệnh nhiễm virus khác nhau được gọi là sốt virus. Đó là dấu hiệu của tình trạng nhiễm virus dai dẳng trong cơ thể. Những người có hệ miễn dịch yếu, trẻ em và người cao tuổi dễ bị sốt siêu vi hơn.
Mặc dù trẻ nhỏ đã được tiêm vắc xin, nhưng khi mắc cúm mùa, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan, vì bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng do hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu. Trẻ mắc cúm mùa có nguy hiểm không chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau

Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo về đợt bùng phát dịch cúm mùa ở một số khu vực trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản. Tại Việt Nam, thời tiết mùa đông – xuân tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh đường hô hấp, trong đó có cúm mùa, phát triển. Vì vậy, cha mẹ cần nhận diện sớm các triệu chứng, chủ động xử lý và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám kịp thời để phòng tránh những biến chứng do cúm gây ra.

Nên xem: Sốt siêu vi là gì, bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì mau khỏi bệnh

Thực tế cho thấy, thời gian gần đây, nhiều trường hợp cả người lớn và trẻ nhỏ phải nhập viện do mắc cúm, với các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp nặng là những người có bệnh lý nền và đã chủ quan, không đến bệnh viện kịp thời. Đối với trẻ nhỏ, các chuyên gia đặc biệt lưu ý, vì cúm mùa khi có biến chứng có thể tiến triển nhanh và nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn non yếu, khi mắc cúm mùa dễ gây biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa.

Trả lời cho câu hỏi Trẻ mắc cúm mùa có nguy hiểm không? TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm mùa gây ra. Bệnh lây lan trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Cúm mùa thường gia tăng vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi thất thường.

Mặc dù bệnh cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng có thể gây biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn đối với những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, người già (trên 65 tuổi), trẻ em (dưới 5 tuổi) và phụ nữ mang thai. Cúm mùa có thể dẫn đến viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng và thậm chí tử vong.

Theo bác sĩ Lâm, bệnh cảm cúm thường dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, nhưng các triệu chứng của cúm thường nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh, như hắt hơi, sổ mũi và nghẹt mũi. Bên cạnh đó, khi mắc cúm mùa, sau khoảng 5 ngày sốt và các triệu chứng khác sẽ dần biến mất, tuy nhiên ho và mệt mỏi có thể vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng này thường sẽ tự thuyên giảm hoàn toàn trong vòng một đến hai tuần.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2025/images/phuongld/tre-nho-mac-cum-mua-co-nguy-hiem-nhu-nguoi-co-benh-nen-khi-nao-can-dua-tre-den-vien-khan-cap-canh-bao-cum-mua-benh-vien-nhi-trung-uong-3-1738815671-183-width780height780.jpg /

Trẻ nhỏ mắc cúm mùa có nguy hiểm như người có bệnh nền, khi nào cần đưa trẻ đến viện khẩn cấp? - 3

Triệu chứng thường gặp và những dấu hiệu trở nặng cần đưa trẻ đến viện khẩn cấp khi mắc cúm mùa. Ảnh đồ họa: BV Nhi Trung ương. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng sau, cần phải nhập viện ngay lập tức: Sốt cao liên tục từ 39 độ C trở lên, không hạ sốt hoặc có co giật; Khó thở, thở nhanh hoặc nhịp thở bất thường; Đau ngực hoặc đau đầu dữ dội; Tay, chân và môi lạnh; Trẻ li bì, mệt mỏi, ăn uống kém, nôn ói nhiều.

Nên xem: Dấu hiệu trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 1

Nếu không được đưa đến viện kịp thời, tình trạng của trẻ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Bác sĩ Lâm cảnh báo một số biến chứng thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi hoặc những trẻ có bệnh nền như tim mạch, phổi, thận hay bệnh chuyển hóa, bao gồm: Suy hô hấp, viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim… Cúm mùa cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh nền của trẻ và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Một số biến chứng nguy hiểm ở trẻ khi mắc cúm mùa. Ảnh đồ họa: BV Nhi Trung ương.

Để phòng ngừa bệnh cúm, bác sĩ Lâm khuyến cáo cần chú trọng đến việc đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, cũng như vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Đồng thời, cần giữ ấm cơ thể, duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống đủ nước. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh cũng rất quan trọng. Ngoài ra, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, giúp tạo “lá chắn” bảo vệ trẻ khỏi virus cúm A và nhiều bệnh lý khác.

Theo khuyến cáo, việc tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm là rất cần thiết. Các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng bao gồm:

  • Nhân viên y tế
  • Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi
  • Người mắc bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)
  • Người trên 65 tuổi

 Cúm mùa có thể được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi rút Oseltamivir (Tamiflu) đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm và có tiếp xúc với người bệnh đã được chẩn đoán mắc cúm. Thời gian điều trị dự phòng là 10 ngày.

Tham khảo thêm:Bệnh bạch hầu là gì, bệnh nguy hiểm như thế nào.

 Việc tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng cách là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đối với những nhóm người có nguy cơ cao. Khi có các triệu chứng cúm hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh, việc điều trị dự phòng kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Cha mẹ và người chăm sóc cần chủ động theo dõi và bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ và những người thân yêu.

Chuyên mục phổ biến

Làm Mẹ  Ăn Chơi
Nuôi Con  Gia Đình
Dạy Con Lối Sống
Sức Khỏe Sách

 Quay lại Trang Chủ