Dạy con hay phạt con: yêu thương khi có thể, nhìn con để sửa mình.

Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh". Mỗi phụ huynh sẽ chọn nhiều cách khác nhau để nuôi dạy và bảo vệ con cái của mình, sẽ không có một đáp số chung nào cho toàn thể gia đình trong xã hội, chỉ có bản thân mỗi người mới biết mình nên bắt đầu từ đâu, chọn cách nào là tốt hơn.
Tôi chọn cách sửa mình trước khi sửa con như ông bà xưa đã dạy để cho dù có phạt con thì cả mẹ và con vẫn không thấy nặng nề.
Nhìn hàng xóm, giật mình nhớ chuyện nhà mình

Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 hàng xóm của tôi. Mỗi khi cậu bé phạm lỗi, mẹ cậu thường mắng và trừng phạt con bằng cây roi.

Tham khảo thêm: Cuộc sống bộn bề lo toan, cha luôn bên con và dành những điều tuyệt nhất.

Một ngày, khi mẹ cậu bé đi vắng và để cậu ở nhà chơi với em gái. Khi em gái không nghe lời, cậu bé đã áp dụng hình thức trừng phạt bằng cây roi như mẹ cậu thường làm khi cậu bé phạm lỗi.

Khi tôi hỏi cậu bé “Tại sao con lại đánh em?” thì cậu bé trả lời một cách vô tư: “Làm sai thì phải bị phạt thôi, mỗi lần con sai, mẹ con cũng đánh con thế mà, có gì đâu!”.

Nhìn hai anh em cậu bé, tôi nhớ ngay đến những vụ nước nhà mình. Con trai tôi, 6 tuổi, là một cậu bé thích nước nên thường lấy cớ là đang rửa tay, chạy vào nhà tắm để nghịch nước. Khi mẹ gọi, cậu lại chạy ra giải thích là “đang rửa tay”.

Mỗi lần đi tắm, cậu bé thường nghịch nước rất lâu. Mẹ gọi mãi mà cậu vẫn không chịu ra, cho đến khi mẹ tắt điện ở phòng tắm, sợ bóng tối con mới chịu ra khỏi phòng tắm.

Một lần, sau một ngày làm việc căng thẳng, tôi về nhà cảm thấy không thoải mái. Tôi gọi cậu bé mấy lần mà vẫn không chịu rời khỏi nhà tắm. Với tâm trạng bực tức, tôi đã nổi giận chạy vào nhà tắm và quát lớn: “Bây giờ con muốn ra khỏi nhà tắm hay muốn ăn roi”.

Con biến sắc, nhìn mẹ sợ hãi, né sang một bên và từ từ bước ra khỏi nhà tắm. Trong khi đi, con lấm lét quay lại để dò xét sắc mặt của mẹ. Buổi tối đó, con chỉ lặng lẽ ăn cơm và sau đó thui thủi vào phòng chơi đồ chơi, không dám nói hay suy nghĩ như mọi ngày.

Tôi nghĩ rằng sau lần này con sẽ thay đổi, nhưng đến hai ngày sau, tình trạng vẫn tái diễn. Mỗi khi đi tắm, con không bao giờ tự ý vào, chỉ khi mẹ gọi và đe dọa với câu “cho ăn roi”.

Tôi cũng đã từng nghĩ, với con trẻ thương cho roi cho vọt là chuyện bình thường. Nhưng kỳ thật, đòn roi và đe nẹt chưa chắc làm cho đứa trẻ nhớ để thay đổi và tốt lên.
Bài học của mẹ

Mỗi khi tôi đến thăm cháu, mẹ tôi luôn nhắc nhở tôi rằng: “Trẻ con thích chơi và ham nghịch là điều bình thường, đừng nên đánh và mắng chúng!”. Tôi cảm động đến rơi nước mắt khi nghe mẹ nhắc lại: “Ngày xưa, mẹ khó khăn hơn nhiều so với các con bây giờ nhưng mẹ chưa từng đánh mắng các con!”

Thật vậy, trong tuổi thơ của tôi, chưa một lần mẹ tôi đánh tôi hay các chị em. Mỗi khi chúng tôi phạm lỗi, mẹ luôn từ tốn và chân thành, để chúng tôi nhận ra lỗi lầm của mình.

Có một lần, khi tôi nói dối mẹ rằng đi học nhưng thực ra lại đi cùng các bạn nam trong xóm tìm tổ chim, và bị mẹ phát hiện, tôi đã rất sợ. Nhưng ngày đó, mẹ không nói gì, chỉ im lặng. Sau đó, mẹ kể rằng buổi chiều đi bán ve chai, mẹ bị gió thổi ngã xe và chân mẹ rất đau.

Tham khảo thêm: Khen con cần đúng lúc, chân thành. Mặt trái của việc khen con quá đà.

Mẹ nói rằng mẹ chỉ muốn kiếm thêm ít tiền để mua thêm bộ quần áo mới cho tôi đi học. Tôi rất thương mẹ, cũng không kìm được nước mắt. Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối mẹ thêm lần nào nữa.

Tôi cũng đã từng nghĩ rằng với trẻ con, “thương cho roi cho vọt, phạt con là điều bình thường”. Nhưng thực tế là, những đòn roi và lời mắng không làm cho đứa trẻ nhớ và thay đổi để trở nên tốt hơn.

Học theo cách của mẹ, buổi tối trước khi đi ngủ, tôi đã sáng tạo ra một câu chuyện mang tên “Bống bị ốm” để kể cho con nghe. Trong câu chuyện của tôi, Bống đã bỏ lỡ kỳ thi và phải học lại một năm vì bị ốm. Nguyên nhân là do Bống thường nghịch nước và ngâm nước quá lâu mỗi khi đi tắm, dẫn đến cảm lạnh và sốt. Sau đó, con đã đặt ra rất nhiều câu hỏi: “Tại sao nghịch nước lâu lại bị sốt? Tại sao đó là thói quen không tốt, mẹ nhỉ?”

Trò chuyện rõ ràng với con suốt buổi tối, cuối cùng con đã hiểu và hứa với mẹ là sẽ không nghịch nước nữa.

Kiên nhẫn đồng hành cùng con

“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”. Mỗi phụ huynh có những cách riêng để nuôi dạy, phạt con hay bảo vệ con cái của mình, và không có một đáp án chung nào phù hợp cho mọi gia đình trong xã hội. Chỉ có bản thân mỗi người mới có thể quyết định nên bắt đầu từ đâu và chọn cách nào là tốt nhất.

Sau khi học được bài học thay đổi thói quen nghịch nước của con, tôi đã chọn cách sửa chính mình trước khi sửa đổi con, như những lời dạy của ông bà xưa:

“Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình”. Tôi kiên nhẫn đồng hành cùng con và dù có phải áp dụng biện pháp phạt, thì cả mẹ và con đều không cảm thấy nặng nề.

Khám Phá 

  Trang Chủ   Sức Khỏe
 Xu Hướng   Ăn Chơi
Lối Sống  Yêu
 Sách Hay  Gia Đình