Muốn con học tập tốt, trước hết cha mẹ cần phải bỏ đi những suy nghĩ cũ. xác định chính xác phong cách học của trẻ, có thể khai phá tối đa khả năng tiềm ẩn trong con. Điều này giúp tạo ra một môi trường học tập phù hợp và động viên trẻ theo hướng tích cực.
Tại sao một số học sinh trong cùng một lớp học, cùng một giáo viên và thời gian như nhau lại có điểm số cao, trong khi học sinh khác luôn gặp khó khăn? Đây là vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng, thậm chí làm họ căng thẳng, tức giận và quát mắng con cái.
Nên xem: Sách nuôi dạy con Khám Phá Tâm Hồn Trẻ Qua Bộ Sách Phát Triển Giác Quan và Cảm Xúc
Tuy nhiên, việc quát mắng không giúp ích gì. Điểm số của học sinh không thể tăng cao ngay lập tức chỉ với những lời chỉ trích hay phạt. Ngược lại, trẻ có thể cảm thấy áp lực và sợ hãi hơn về việc học.
Thực tế, mỗi đứa trẻ có những ưu điểm riêng, tiềm năng học tập của con là khác nhau. Điều mà cha mẹ cần làm không phải là ép buộc mà là khám phá và phát triển điểm mạnh của con. Từ đó, chúng ta có thể giúp con phát triển phương pháp học tập phù hợp với cá nhân họ.
Cuốn sách “Mỗi đứa trẻ một cách học” của tác giả Cynthia Ulrich Tobias có lẽ sẽ là “cứu cánh” cho những cha mẹ đang loay hoay với vấn đề này.


Cuốn sách “Mỗi đứa trẻ một cách học”.
Cynthia là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy về giáo dục và cũng là một diễn giả nổi tiếng tham gia nhiều hội thảo và khóa đào tạo cho doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, và các trường học trên toàn cầu. Cô cũng là khách mời đặc biệt của nhiều chương trình truyền hình và phát thanh tại Bắc Mỹ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và việc định hình phong cách học tập, trong cuốn sách này, Cynthia đã chia sẻ một bộ công cụ thực hành để giảng dạy dựa trên điểm mạnh của từng đứa trẻ, giúp họ tiếp cận con đường học tập tối ưu nhất.
Cha mẹ cần phải vượt qua suy nghĩ cũ
Để con học tập phát triển tốt, cha mẹ cần thay đổi suy nghĩ cũ về khái niệm thành công chỉ là kết quả xuất sắc trong môi trường học truyền thống. Thực tế, trí thông minh là một khái niệm rất đa dạng. Nếu bạn giúp con nhận ra loại hình thông minh riêng của mình và khuyến khích phát triển, con sẽ tự tin hơn và thể hiện được những khả năng tiềm ẩn mà bạn có thể chưa từng nghĩ đến.
Dù con gặp khó khăn trong học tập, bạn vẫn có thể giúp con thành công bằng cách xác định phong cách học của con và phân tích nguyên nhân của sự khó khăn. Điều này giúp bạn biết xem vấn đề có phải do con chưa áp dụng phương pháp học phù hợp với phong cách tự nhiên của mình hay không, và có phải do các vấn đề tâm lý hay thể chất không.
Cuốn sách có tất cả 12 chương.
Có những phong cách học tập mà cha mẹ chưa từng nghe tới
Cuốn sách của Cynthia gồm tổng cộng 12 chương, mỗi chương đề cập đến các câu hỏi cốt lõi mà cha mẹ thường gặp phải, như:
– Phong cách học tập của bản thân bạn và của trẻ là gì?
– Cách bố trí không gian, nhiệt độ, ánh sáng, thời gian học nào phù hợp nhất với phong cách ấy?
– Đâu là cách giúp trẻ tập trung và ghi nhớ hiệu quả nhất?
– Làm thế nào xác dịnh những thế mạnh và hạn chế của trẻ cũng như của chính bạn trong quá trình học tập?
– Đâu là những sai lầm mà các bậc cha mẹ hay thầy cô không bao giờ nên phạm phải?
– Nên giúp trẻ học tập theo cách nào để hạn chế những bất đồng?
Trước hết, Cynthia nhấn mạnh rằng mỗi đứa trẻ có cái nhìn riêng về cuộc sống, không giống với chúng ta. Mỗi đứa trẻ đều là một cá nhân độc đáo, có những sở trường và sở thích riêng biệt. Những khả năng bẩm sinh này định hình phong cách học của trẻ, và đôi khi có những phong cách học mà cha mẹ chưa từng nghe đến, như phong cách học cụ thể – theo trình tự; phong cách học trừu tượng – theo trình tự; phong cách học trừu tượng – ngẫu nhiên; hoặc phong cách học cụ thể – ngẫu nhiên.
Nên xem: Những loại thực phẩm giúp tăng trí nhớ và năng suất làm việc.
Từ việc định nghĩa các phong cách học này, Cynthia hướng dẫn cha mẹ biết cách giúp trẻ tập trung, ghi nhớ thông tin, những yếu tố quan trọng trong quá trình học tập. Điều quan trọng mà cha mẹ thường bỏ qua là “môi trường học”, không nhận ra tác động lớn của nó đến sự tập trung của trẻ.
Không phải lúc nào cũng cần một căn phòng sạch sẽ, yên tĩnh, đủ ánh sáng để học tốt. Đôi khi, việc thay đổi môi trường học như ngồi bệt ra sàn, xung quanh đầy giấy tờ bừa bộn lại giúp một người tập trung hơn. Điều này liên quan đến phong cách học của mỗi người, và mỗi người có cách học riêng biệt và sở thích khác nhau.