Bí quyết khử mùi tanh thực phẩm theo cách làm dân gian

Cá là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng không phải ai cũng biết cách chết biến cá để thịt cá không còn tanh để món ăn được ngon hơn.
 Các bà nội trợ ngày xưa thường chia sẻ nhau những bí quyết sử dụng nguyên liệu tự nhiên quen thuộc để khử mùi tanh của thủy hải sản, mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.
1/ Than bếp

Cách khử mùi tanh bằng tro bếp, than bếp rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy tro bếp khô, cho vào chậu hoặc nồi, sau đó đặt cá da trơn vào và phủ đều tro lên trên. Dùng tay tuốt đều dọc thân cá, làm đi làm lại vài lần cho đến khi sạch nhớt. Đối với lươn hay chạch, nên cho chúng vào chậu hoặc nồi sao cho cao, đặt rổ lên trên rồi cho tro bếp và một ít muối hạt vào, sau đó úp rổ lại để lươn giãy ra hết nhớt. Phương pháp này vẫn được nhiều bà nội trợ ở nông thôn sử dụng, đặc biệt khi trong nhà có sẵn tro bếp.

Tham khảo thêm:Bất ngờ với công dụng của vỏ chanh trong căn bếp nhà bạn. 

2/ Lá tre, lá chuối

Đây là phương pháp dân gian giúp làm sạch mùi tanh và nhớt của cá da trơn, lươn, chạch. Chỉ cần vò nhẹ lá tre hoặc lá chuối rồi chà xát lên mình cá, lươn vài lần, sau đó tuốt lớp nhớt, nhầy bên ngoài sẽ trôi đi. Chất chát trong lá chuối giúp khử mùi tanh rất hiệu quả.

Đối với lá na, thường được sử dụng khi sơ chế vịt hoặc ngan, chỉ cần vò nhẹ một nắm lá và chà xát lên thịt trong quá trình sơ chế sẽ giúp món ăn không còn mùi tanh.

3/ Nước vo gạo
Những loài cá có mùi tanh như cá mè, cá trê, cá chép, hoặc lươn, chạch sau khi làm sạch, nên ngâm vào nước vo gạo pha thêm chút muối hạt trong khoảng 15-20 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch để giảm mùi tanh hiệu quả. Đối với các loại cá da trơn, để làm sạch tốt hơn, bạn có thể dội nước nóng lên cá khi cạo nhớt, hoặc kết hợp sử dụng tro bếp để đạt hiệu quả cao hơn.
4/ Rượu trắng và gừng

Phương pháp này đã được các làng chài ven biển sử dụng từ hàng trăm năm trước, không chỉ giúp khử mùi tanh hiệu quả mà còn làm cá thêm ngọt thơm.

Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, mùi tanh của cá chủ yếu do các axit amin như trimethylamine và dimetylamine gây ra, những chất này có tính kiềm yếu. Với cá tươi mới đánh bắt, hàm lượng axit amin này thấp, nhưng khi để lâu, mùi tanh càng rõ. Để khử tính kiềm từ các axit amin gây tanh, hỗn hợp rượu trắng và gừng tươi giã dập là cách hiệu quả nhất.

5/ Nước chè xanh

Nhiều tỉnh miền Trung thường sử dụng nước chè xanh để sơ chế hoặc kho cá, vừa giúp khử mùi tanh hiệu quả, vừa làm món ăn thêm phần đậm đà.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chính chất tanin trong chè xanh giúp khử mùi tanh của cá một cách hiệu quả. Chất chát này cũng có trong chuối xanh, và chính vì thế, nhiều món ăn dân dã như cá quả nấu ám với chuối, cá chạch nấu chuối thường rất ngon mà không hề có mùi tanh.

Chất chua giúp khử tanh hiệu quả khi sơ chế và nấu cá. Ảnh: Bùi Thủy

6/ Chất chua

Từ xưa, các bà, các mẹ đã sử dụng những nguyên liệu có vị chua (chứa axit hữu cơ) để trung hòa tính kiềm của chất tanh (trimethylamine), như nước cốt chanh, giấm tự làm, mẻ.

Chất chua không chỉ được dùng trong việc sơ chế, mà còn là một phần không thể thiếu trong các món canh cá miền Bắc như dọc, quéo, thanh trà, tai chua, chay, hay giấm bỗng, mẻ. Trong khi đó, canh cá miền Nam lại dùng me, dứa. Ngoài tác dụng khử tanh, chất chua còn giúp nâng cao hương vị món ăn, làm món ăn thêm phần hấp dẫn và kích thích vị giác.

7/ Các loại lá gia vị

Bên cạnh những phương pháp dân gian trên, người nội trợ mỗi vùng miền lại sử dụng thêm các loại lá gia vị để khử mùi tanh và làm món ăn thêm thơm ngon, tròn vị.

Cách chọn cá hồi ngon, cách sơ chế và bảo quản cá hồi đúng cách

Ở Hạ Long, người dân vùng biển thường dùng lá lốt hoặc lá ổi vò rồi xát lên hải sản, giúp luộc hải sản mà không còn mùi tanh.

 Người dân Nghệ Tĩnh lại thường dùng lá nghệ khi kho cá, vừa giúp khử tanh, vừa mang đến hương thơm đặc trưng rất riêng. Còn ở miền Tây, vỏ bưởi được dùng để kho cá lóc, tạo nên món ăn ngon và là đặc sản mà nhiều người yêu thích.

 Những phương pháp khử tanh từ xưa đến nay không chỉ giúp món ăn thêm phần thơm ngon mà còn là sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và khoa học. Dù là sử dụng nguyên liệu tự nhiên hay các loại lá gia vị đặc trưng, mỗi vùng miền đều mang đến những bí quyết riêng, góp phần làm phong phú thêm hương vị của các món hải sản và cá.